Ngày 27/4, các máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã thả truyền đơn kêu gọi cư dân tại Idlib ủng hộ chiến dịch quân sự mà Ankara đang tiến hành tại đây, đồng thời cũng là nỗ lực nhằm giải tỏa tuyến đường cao tốc chiến lược M4 nằm ở phía Nam Idlib.
Hành động này của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy, các cuộc đàm phán với tổ chức Hayat Tahrir al-Sham được tiến hành sau vụ đụng độ quân sự hôm 26/4 trước đó, nhiều khả năng đã thất bại mà không đạt được tiến triển nào.
Nếu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực giải tỏa một phần cao tốc M4 ở gần Nayrab bằng vũ lực có thể họ sẽ tự đặt mình vào thế đối đầu quân sự với tổ chức cực đoan Hayat Tahrir al-Sham.
Cuộc đụng độ ngày 26/4 giữa một bên là Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và bên kia là Hayat Tahrir al-Sham cùng với các phần tử ủng hộ nhóm cực đoan này đã chứng kiến lần đầu tiên Ankara sử dụng vũ lực đáp trả người biểu tình ở Idlib.
Ban đầu, các binh lính Thổ Nhĩ Kỳ va chạm với nhóm người biểu tình ủng hộ Hayat Tahrir al-Sham đang phong tỏa tuyến đường cao tốc M4 gần Nayrab.
Tuy nhiên, sau khi một số người biểu tình bị tấn công dẫn tới tử vong và các tay súng Hayat Tahrir al-Sham nhảy vào cuộc thì Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động máy bay không người lái tập kích một vị trí của Hayat Tahrir al-Sham ở khu vực lân cận.
Binh lính Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tới Syria. Ảnh: AFP
Trước đây, liên minh quân sự do Mỹ chỉ huy, lực lượng quân cảnh Nga và thậm chí cả Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đều chủ động tránh sử dụng vũ lực chống lại hoạt động biểu tình ôn hòa của cư dân địa phương.
Ít nhất 7 người đã thiệt mạng hoặc bị thương khi các lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ nổ súng vào người biểu tình ngăn cản đoàn tuần tra của họ tại khu vực.
Do vậy, qua sự vụ ngày 26/4 Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra một tiền lệ xấu khiến mối quan hệ giữa Ankara và các nhóm phiến quân do chính họ bảo trợ ngày càng trở nên căng thẳng.
Theo một số nguồn tin ủng hộ phiến quân, khi đó các binh lính Thổ Nhĩ kỳ đã cố gắng tháo dỡ một trại biểu tỉnh khỏi khu vực nhằm dọn đường cho cuộc tuần tra chung với Quân cảnh Nga. Hoặc còn một lý do khác nữa là người biểu tình đã có thái độ thù địch quá khích với binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tại đây.
Lính Mỹ và lính Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria tháng 10/2019. Ảnh: AP
Đầu tháng 4/2020, các tay súng Hayat Tahrir al-Sham đã cho triển khai lực lượng trên tuyến cao tốc M4 và tung ra đoạn video đe dọa chặt đầu các binh lính Thổ Nhĩ Kỳ. Vì vậy, nhiều khả năng Ankara đã tìm cách dạy cho những phe phái ủy nhiệm bất kham một bài học.
Tuy nhiên, tình hình đã vọt khỏi tầm kiểm soát.
Hayat Tahrir al-Sham tiến hành nã pháo vào một trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Nam Nayrab khiến một binh sĩ nước này bị thương. Ankara sau đó đã phải triển khai trực thăng quân sự vận chuyển anh ta đi chữa trị.
Các vụ đụng độ vẫn tiếp diễn với ít nhất 2 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào các vị trí của Hayat Tahrir al-Sham gần làng San. Hai tay súng phiến quân bị tử vong trong cuộc tấn công này.
Đáp trả hành động từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân đã sử dụng súng máy hặng nặng và tên lửa dẫn đường chống tăng tấn công các xe quân sự bọc thép chống mìn (MRAP), xe tăng của Ankara di chuyển gần địa bàn Nayrab.
Những vụ đụng độ này chứng tỏ, phiến quân ở Idlib vẫn là các phần tử khủng dịch thuật bố đúng nghĩa và chưa sẵn sàng từ bỏ tư tưởng cực đoan của chúng để đưa ra những nhượng bộ cần thiết thúc đẩy các lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hayat Tahrir al-Sham và một số nhóm vũ trang có liên hệ với al-Qaeda nhận tiền, vũ khí và thậm chí là hỗ trợ quân sự trực tiếp từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chúng vẫn đặt mục tiêu và kế hoạch của mình lên trước tiên.
Sự tráo trở và thiếu trung thành giữa các nhóm phiến quân ở Idlib đã khiến Ankara phải sử dụng tới chính binh lính của mình để kiểm soát tình hình. Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn mới có hiệu lực hôm 6/3 vừa qua, Quân đội Thổ Nhĩ kỳ đã triển khai tới đây 2.810 phương tiện quân sự và hậu cần cùng với xấp xỉ gần 10.000 binh lính.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai thêm vũ khí tới Syria
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét