Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Ý kiến trái chiều về thời gian học sinh trở lại trường

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, khi mới công bố dịch viêm phổi corona (Covid-19), do chưa kiểm soát được nguồn gây bệnh và dự báo được diễn tiến của dịch, việc cho học sinh nghỉ học là cần thiết. Nhưng gần đây Việt Nam đã kiểm soát được nguồn gây bệnh, cách ly những trường hợp nghi nhiễm, đạt kết quả điều trị tích cực thì học sinh có thể trở lại trường.

Một năm học có 35 tuần, học sinh được nghỉ Tết Canh Tý từ ngày 20/1 và giả sử nghỉ tiếp đến hết tháng 3, tổng cộng là 10 tuần, khoảng một phần ba năm học. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chương trình. Các em có thể học bù vào mùa hè, nhưng thời tiết nóng bức, khó đạt kết quả học tập tốt.

GS Thuyết cho rằng, việc đóng cửa trường học trong bối cảnh dịch được kiểm soát tốt "có thể truyền đi thông điệp sai lệch về dịch bệnh, làm người dân hoang mang, không rõ dịch nghiêm trọng đến mức nào". Học sinh nghỉ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, công việc của phụ huynh và nhiều hoạt động kinh tế, xã hội cũng bị tác động lớn.

Từ năm 1945 đến nay, Việt Nam trải qua nhiều biến động lịch sử, nhiều đợt dịch bệnh nhưng chưa phải gián đoạn việc học quá lâu. Ngày 5/9/1945, ba ngày sau tuyên bố nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam đã tổ chức khai giảng năm học mới. "Vì thế, tôi mong các cơ quan quyết định mở cửa lại trường học, nhà trường và học sinh sẽ thực hiện nghiêm túc biện pháp vệ sinh phòng dịch", ông Thuyết nói.

Học sinh tiểu học Bến Tre được hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng ngày 7/2. Ảnh: Hoàng Nam.

Học sinh tiểu học Bến Tre được hướng dẫn rửa tay bằng xà phòng ngày 7/2. Ảnh: Hoàng Nam.

Thầy Nguyễn Đăng, giáo viên THPT của một tỉnh miền Nam, cho rằng miền Nam khí hậu quanh năm tương đối giống nhau, không quá nắng gắt vào mùa hè nên việc nghỉ thêm tháng 3 "không đáng lo". Nhưng miền Bắc mùa hè nắng gắt, "ngồi trong nhà còn cảm thấy ngột ngạt thì làm sao học sinh có thể học và ôn thi". Nếu đợi hết dịch Covid-19 trên thế giới thì không biết đến lúc nào.

Trong khi đó, mùa hè năm nay không chỉ diễn ra kỳ tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia như mọi năm mà ngành giáo dục còn phải bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giáo viên để chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, với sách giáo khoa lớp 1 mới. Các hiệu trưởng phải họp, lựa chọn sách giáo khoa và công bố trước năm học ít nhất 4 tháng, khoảng tháng 5.

"Những công việc dồn ứ lại sẽ rất khó sắp xếp chu toàn. Thực tế học sinh, sinh viên cũng rất mệt mỏi khi không có nghỉ hè, nhất là những em lớp 9 và lớp 12 phải thi chuyển hoặc hết cấp", thầy Đăng nói.

Nguyên Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển lại cho rằng Việt Nam đã thành công trong phòng chống Covid-19, nhưng mới "đánh thắng trận đầu", dịch vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng ở nhiều nước. Do trường học tập trung đông người, tiếp xúc gần Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog nhau, nguy cơ lây nhiễm lớn nên trường hợp cần thiết các địa phương vẫn có thể cho học sinh nghỉ học tháng 3.

Nhiều năm phụ trách mảng giáo dục phổ thông, ông Hiển nói việc học bù "hoàn toàn có thể thực hiện". Thay vì học một buổi, các trường có thể bố trí học bù vào buổi thứ hai sau buổi học chính khóa, học vào thứ bảy, chủ nhật, tuần đệm trong năm học, thời gian dự trữ... Nếu nghỉ hết tháng 3 mà dịch vẫn phức tạp, học sinh phải nghỉ học thì các trường vẫn có thể dạy bù vào thời gian hè và lùi thời điểm kết thúc năm học, điều chỉnh lịch thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia.

"Chính tôi từng trải qua việc điều chỉnh thời gian năm học và không thấy ảnh hưởng gì. Năm 1972, khi Mỹ đánh phá miền Bắc, chúng tôi phải nghỉ học kéo dài. Lẽ ra tôi vào đại học tháng 9/1972 thì đã phải lùi đến đầu năm 1973, lúc trời bắt đầu nắng gắt", ông Hiển kể.

Là hiệu trưởng trường Tiểu học Thực hành (Đại học Sài Gòn), cô Phạm Thị Thanh Tú cho rằng nên để học sinh nghỉ thêm theo đề xuất của Văn phòng Chính phủ: bậc mầm non đến THCS nghỉ thêm hai tuần, THPT đi học từ 2/3.

Theo cô Tú, học sinh nhà trường đến từ nhiều quận huyện, gồm cả quận 7 - nơi có hàng nghìn người Hàn Quốc sinh sống nên việc tập trung đông người lúc này là "không nên, rất khó kiểm soát". "Chúng tôi đã sẵn sàng đón học sinh bất cứ lúc nào theo chỉ đạo từ thành phố, nhưng không tránh khỏi lo lắng", cô nói.

Cô Phạm Thị Thùy Loan, Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho rằng muốn cho học sinh đi học lại cần khảo sát ý kiến phụ huynh. Có cha mẹ rất khó khăn trong việc trông giữ con nên muốn con trở lại trường. Gia đình nào có điều kiện hoặc gửi được thì lại muốn con ở nhà. Khảo sát phụ huynh cũng là cách nắm bắt thông tin đầy đủ, tránh tình trạng cho đi học nhưng một nửa cha mẹ cho con đi, còn lại cho ở nhà, sẽ rất rối.

Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, cô Loan nhận định sẽ "không có sự an toàn tuyệt đối khi ở trường hay ở nhà". Thực tế nhiều phụ huynh vẫn đưa con đến các điểm vui chơi đông người, mua sắm hay du lịch vì đang được khuyến mãi. Nếu cha mẹ tin tưởng cho con đi học thì thầy cô cũng chỉ có thể truyền đạt kỹ năng cho các em, chứ không phải là chuyên gia về y tế để chăm sóc tốt nhất.

Ở đô thị, trường học đông, không gian vui chơi, bán trú chật chội nên nếu có một ca nhiễm bệnh mức độ lây lan sẽ rất lớn. Trước đây, hầu như ngày nào cũng có em đau, sốt, ho phải lên phòng y tế của trường theo dõi. Nhưng bây giờ, những triệu chứng này là nghi nhiễm Covid-19. "Phụ huynh nghe con kể sẽ hoang mang. Nhà trường chắc chắn sẽ lúng túng khi xử lý", cô Loan nói.

Vì thế cô Loan cho rằng "quyết định cho trẻ đến trường hay nghỉ tiếp cần thận trọng và thực sự bản lĩnh". Bởi đi học thì không ai dám chắc sẽ an toàn tuyệt đối. Nếu nghỉ quá dài, học sinh sẽ hổng kiến thức, nhất là các em cuối cấp. Trẻ phải đi học trong mùa hè nóng bức, trường công lập lại không có điều hòa.

Hơn 22 triệu học sinh cả nước đã nghỉ một tháng để phòng dịch Covid-19. Sau đề xuất cho nghỉ thêm của UBND TP HCM, Văn phòng Chính phủ, chiều 27/2 Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kiến nghị chủ tịch các tỉnh thành cho học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ thêm 1-2 tuần, học sinh THPT đi học từ ngày 2/3.

Với kiến nghị mới này, Hà Nội đang lấy kiến phụ huynh từ mầm non tới THCS với ba lựa chọn: nghỉ tiếp, đi học hoặc đề xuất khác. Các địa phương khác hôm nay và ngày mai sẽ ra thông báo điều chỉnh thời gian đi học.

Dịch Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, hiện đã lan ra 48 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm hơn 82.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.800 người tử vong, riêng Trung là 2.744 người. Hàn Quốc là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc đại lục, với hơn 1.760 ca nhiễm.

Tại Việt Nam, 16 bệnh nhân nhiễm nCoV đã khỏi và xuất viện, 15 ngày qua không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.

Hoàng Thuỳ - Dương Tâm - Nguyễn Đông - Mạnh Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét