Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Trung Quốc - thị trường dẫn dắt tôm hùm Việt

"Bao nhiêu năm nay chúng tôi chỉ phụ thuộc Trung Quốc vì dẫu sao, hiếm có thị trường nào tiêu thụ dễ tính như thế. Mỗi lần họ ngưng nhập là mình như ngồi trên đống lửa", anh Hùng, chủ một hộ nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa bộc bạch.

Anh Hùng cũng như các hộ nuôi tại Phú Yên, Khánh Hòa vẫn bám trụ vì có những thời điểm, Trung Quốc mua gom với số lượng nhiều, giá lên tới cả triệu đồng một kg tôm hùm baby, 2,5 triệu một kg tôm hùm bông. Với mức giá ấy, anh kể, có vụ người nuôi lời 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng. Những năm 2007-2012, nhiều gia đình ở thủ phủ nuôi tôm hùm lời cả vài tỷ đồng một năm, cũng nhờ thị trường Trung Quốc.

Tôm hùm bông được nuôi ở Phú Yên. Ảnh: Thi Hà

Tôm hùm bông được nuôi ở Phú Yên. Ảnh: Nguyễn Kỳ.

"Giai đoạn đó, nuôi tôm sướng lắm, có năm gia đình tôi cầm chắc vài tỷ đồng. Chỉ cần tôm không bị bệnh, trọng lượng đạt theo yêu cầu là thương lái vào mua sạch mà không cần phải kiểm tra vi sinh hay chất lượng thịt như các doanh nghiệp thu mua xuất thủy sản sang châu Âu. Hỏi sao bao năm chúng tôi vẫn chuộng bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc", ông Thanh, một hộ nuôi tôm ở Phú Yên nói.

Theo tính toán của Chi cục thủy sản Phú Yên, Khánh Hòa, mỗi năm lượng hàng xuất đi Trung Quốc ổn định, giá cả không bấp bênh thì tổng giá trị kinh tế của ngành nuôi tôm hùm mang về cho Việt Nam lên tới gần 2.000 tỷ đồng.

Ở Khánh Hòa, những năm 2000, số hộ nuôi tôm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thời điểm ấy, giá trị đồng tiền còn thấp nên mỗi kg tôm hùm bán ra trị giá 250.000-300.000 đồng là người dân có lãi. Qua thời gian, giá con giống nguyên liệu tăng cao khiến tôm tăng giá mạnh. Đỉnh điểm là 2006 -2007, giá tôm tại lồng nuôi tăng vọt lên 1,1 triệu đồng một kg với tôm hùm baby và 1,6-1,8 triệu đồng một kg với tôm hùm bông.

Sở dĩ giá lúc đó tăng "vọt" là nhờ thị trường mở cửa, Trung Quốc bắt đầu ưa chuộng tôm hùm Việt Nam. Cũng chính vì giá tốt, một năm người nuôi ở đây lãi 300-500 triệu đồng. Tuy nhiên, mức giá này nhanh chóng giảm đi khi lượng nuôi ồ ạt, thị trường Trung Quốc liên tục thay đổi, các quốc gia như Ấn Độ, Canada bán nhiều dòng sản phẩm thuộc họ tôm hùm với giá cạnh tranh hơn. Cũng chính vì nhiều yếu tố tác động trên mà suốt 3 năm qua giá tôm hùm Việt lao dốc và chưa có dấu hiệu chững lại.

Anh Hoàng, người nuôi 100 lồng ở Phú Yên cũng thừa nhận, bao năm qua anh và nông dân cũng đều nuôi tự phát ngày càng nhiều và chỉ "bám víu" vào thương lái. "Không nuôi thì không biết làm việc gì để kiếm thu nhập mà nuôi thì hên xui. Thị trường tới nay vẫn do thương lái Trung Quốc quyết định, nên giá mỗi năm luôn biến động và khó ổn định. Vì miếng cơm manh áo nên chúng tôi cứ vẫn theo nghề", anh Hoàng nói.

Vì luôn "đóng đinh" tư tưởng "giá xuống rồi lại lên nhanh" suốt mười mấy năm qua, nên hàng trăm hộ nuôi tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa vẫn cứ tăng quy mô diện tích nuôi trồng, còn đầu ra họ phó mặc cho thương lái. Cũng chính vì để giá cả phụ thuộc vào thương lái nên nhiều năm qua, tôm liên tục rớt giá một nửa khi có sự cố.

Minh chứng rõ nhất là tại Khánh Hòa, Phú Yên – thủ phủ của tôm hùm cả nước. Từ tháng 9/2019 đến nay, liên tục điêu đứng vì giá tôm hùm giảm một nửa. Tôm hùm baby chỉ còn 400.000-600.000 đồng một kg, tôm hùm bông khoảng 1,1-1,2 triệu đồng. Với giá này, nhiều hộ nuôi lỗ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Lần nào cũng một lý do "thương lái Trung Quốc ngưng mua".

Tôm hùm baby vừa được thu hoạch để đóng thùng gửi đi. Ảnh: Quân Trần.

Tôm hùm baby vừa được thu hoạch tại Nha Trang để đóng thùng gửi đi. Ảnh: Quân Trần.

Đợt dịch Covid-19 này, nhiều thương lái và chuỗi cửa hàng lớn ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đẩy mạnh thu mua, chuyển hướng tiêu thụ thị trường nội địa.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ân – Chủ tịch UBND xã Cam Bình (Khánh Hòa) việc thu mua trên vẫn chỉ như "muối bỏ bể". Từ trước tới nay, giá bán sản phẩm tại thị trường trong nước vẫn hấp dẫn nhưng lượng mua "nhỏ giọt". Tỉnh và ban lãnh đạo các quận huyện ở Khánh Hòa kêu gọi doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch nhưng vẫn bị bỏ ngỏ nên hoạt động xuất khẩu cứ bị phụ thuộc theo lối mòn.

Thị trường xuất khẩu không ổn định dù được cảnh báo nhiều năm qua, tình trạng nuôi trồng tôm hùm tràn lan vẫn gia tăng.

Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết 2019, cả nước có trên 190.000 lồng nuôi tôm hùm (bao gồm thương phẩm và giống) với sản lượng tôm hùm thương phẩm ước đạt gần 1.800 tấn một năm, tăng mạnh so với 2018 là trên 1.600 tấn.

Theo thống kê từ Chi cục thủy sản Khánh Hòa, số lồng nuôi tôm tại tỉnh này tăng 15-20% mỗi năm. Tính đến hết 2019, toàn tỉnh có 4 vùng nuôi tôm chính là Vạn Ninh (2 vùng), Nha Trang và Cam Ranh với 66.138 lồng nuôi với sản lượng 1443,7 tấn (tôm thương phẩm và tôm giống), lần lượt tăng 15% và 85% so với 2018. Giá trị kinh tế mỗi năm khoảng 800 – 900 tỷ đồng một năm. Nếu 2 năm trước giá tôm hùm bông có lúc lên tới 2,5 triệu đồng một kg, tôm hùm xanh 900.000 đồng một kg thì nay chỉ còn 500.000 -1,4 triệu đồng.

Là thủ phủ đi sau trong hoạt động nuôi tôm hùm nhưng tốc độ lồng nuôi tại Phú Yên tăng nhanh chóng. Nếu năm 2018, tổng số lồng nuôi tôm hùm ở tỉnh này thấp hơn Khánh Hòa thì nay đã đạt 84.246 lồng nuôi thương phẩm và 34.782 lồng tôm hùm giống.

Theo lãnh đạo Chi cục thủy sản của hai tỉnh này, điểm mấu chốt khiến giá cả tôm hùm luôn bấp bênh là do 90% lượng tôm sống và đông lạnh của Việt Nam xuất đi thị trường Trung Quốc, chỉ 10% tiêu thụ nội địa. Đặc biệt, thay vì xuất chính ngạch thì doanh nghiệp hầu như đi đường tiểu ngạch. Kết quả là, đầu năm 2019, Trung Quốc bắt đầu siết chặt đường này, đến tháng 9/2019, tôm hùm Việt tồn kho nhiều, giá giảm sâu.

Khi Trung Quốc "siết", cơ quan quản lý đã thông báo cho các địa phương và người nuôi. Để xuất sang được Trung Quốc, người dân phải đăng ký nuôi trồng với cơ quan quản lý theo đúng quy hoạch. Tuy Công ty dịch thuật chuyên nghiệp - MIDtrans Blog nhiên, nói với VnExpress , ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết tới nay số lượng đăng ký vẫn lẻ tẻ. "Người dân không chịu nghe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý mà đua nhau nuôi tự phát nên hàng chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và nhiều thị trường khó tính khác", ông nói.

Ông Chánh cũng cho rằng, vấn đề trên chưa kịp giải quyết thì dịch Covid-19 ập tới khiến "khó khăn chồng khó khăn". Hơn 300 tấn tôm gối đầu vụ trước tại Khánh Hòa vào mùa thu hoạch không được xuất sang Trung Quốc. Hiện, một phần nhỏ đang được người nuôi trong nước "giải cứu", phần lớn nông dân vẫn nuôi cầm chừng để chờ giá lên.

Ông Chánh cũng đang đề xuất các cơ quan ban ngành hỗ trợ đưa ra phương án khuyến khích doanh nghiệp tìm hướng đi mới bằng cách đẩy mạnh hơn thị trường nội địa, tìm ngách cho xuất khẩu. "Chúng tôi rất cần các mạnh thường quân đẩy mạnh việc chế biến sâu để thị trường tôm hùm có nhiều thay đổi hơn", ông Chánh nói.

Bên cạnh đó, hiện nay thế giới đã có nhiều sản phẩm được chế biến từ tôm hùm đông lạnh, tôm hùm đã được hấp (cook-lonsters) hay các sản phẩm có thành phần tôm hùm. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp nào đứng ra làm việc này. Đây là thị trường khá tiềm năng và cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Để gỡ khó khăn hiện nay, ngoài nghiên cứu giải pháp mới để tôm có thể xuất sang Trung Quốc sớm, Chi cục tỉnh Phú Yên đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại có phương án gia hạn, khoanh các khoản nợ của người nuôi để giảm bớt khó khăn, ổn định thị trường.

Thi Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét